Các vị trí trên sân bóng đá 5 người (Futsal) – Định nghĩa
Trong bất kì môn thể thao nào, mỗi vị trí sẽ đóng một vai trò quan trọng khác nhau. Để làm tốt vai trò của mình, mỗi cầu thủ cần hiểu rõ vị trí và nhiệm vụ của bản thân , cùng gắn kết với các vị trí khác trên sân để tạo thành một đội hình mạnh. Bài viết dưới đây Toonies.vn xin giới thiệu đến bạn thông tin về các vị trí trên sân bóng Futsal.
I. Định nghĩa về Futsal
Futsal hay còn được gọi với cái tên khác là bóng đá trong nhà, có lối chơi tương tự bóng đá truyền thống nhưng sân thi đấu lại nhỏ hơn rất nhiều. Sẽ có hai đội tham gia thi đối kháng với nhau, mỗi đội có 5 cầu thủ thi đấu chính thức và có 7 cầu thủ dự bị. Trong trận đấu, không giới hạn số lần thay người.
Một trận đấu gồm có 2 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 20 phút. Thời gian cho phép nghỉ giữa hai hiệp không quá 15 phút. Trong thi đấu nếu đội nào đưa bóng vào khung thành đối thủ nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng.
II. Các vị trí trong futsal 5 người cần biết
Trong Futsal, các vị trí thi đấu có thể thay đổi linh hoạt để phù hợp với chiến thuật của mỗi huấn luyện viên. Về cơ bản sẽ bao gồm các vị trí sau: thủ môn, tiền đạo, tiền vệ và hậu vệ.
Xem thêm các bài viết liên quan đến kiến thức thể thao: Kích thước sân bóng chuyền tiêu chuẩn mới nhất 2022
1. Vị trí thủ môn
Thủ môn là cầu thủ duy nhất trên sân có thể sử dụng toàn bộ cơ thể để chơi bóng. Nhiệm vụ của họ là ngăn cản đối phương ghi bàn để bảo vệ khung thành đội nhà. Đặc biệt, thủ môn cũng hoàn toàn có thể lên tham gia tấn công cùng đồng đội nếu cần thiết. Tuy nhiên, sau khi ra khỏi vùng cấm thì tuyệt đối không được sử dụng tay.
Một điều khá đặc biệt nữa là thủ môn sẽ là người mặc trang phục khác với các đồng đội. Thông thường là áo dài tay và găng tay khác màu giúp dễ dàng nhận biết.
2. Vị trí hậu vệ (Fixo)
Hậu vệ là vị trí đứng ngay phía trên thủ môn, có nhiệm vụ phòng thủ bên phần sân nhà, là hàng rào kiên cố cùng thủ môn bảo vệ khung thành. Đây cũng là vị trí có thể bao quát cả sân, có thể nắm được tình hình trận đấu đang diễn ra. Chính vì thế, thông thường tấm băng đội trưởng sẽ được tin tưởng giao cho hậu vệ.
Ngoài phòng thủ, hậu vệ có quyền lên tham gia tấn công bằng cách chạy tăng tốc sang phần sân đối thủ, tạo sự bất ngờ từ đó chớp lấy cơ hội ghi bàn.
3. Vị trí tiền vệ (Ala)
Tương tự như bóng đá truyền thống, đây là vị trí rất quan trọng, được xem như là “xương sống“ kết nối giữa Pivo và Fixo, nắm giữ đến khoảng 70% khả năng ghi bàn cho đội nhà. Tiền vệ có nhiệm vụ chính là thu hồi và phân phối bóng, tìm cách kiến tạo tình huống cho đồng đội, lui về hỗ trợ phòng ngự và thậm chí là ghi bàn.
Trong Futsal, tuỳ thuộc vào sơ đồ chiến lược mà huấn luyện viên đưa ra, có nhiều Ala khác nhau như tiền vệ tấn công, tiền vệ đánh chặn phòng ngự. Đây là vị trí quan trọng nên yêu cầu cầu thủ phải có kỹ thuật và khả năng quan sát tốt, khéo léo trong từng pha xử lý.
4. Vị trí tiền đạo (Pivo)
Tiền đạo là vị trí thi đấu cao nhất trong đội hình, nhiệm vụ chính là ghi bàn. Chính vì thế, họ sẽ luôn nhận được sự “chăm sóc đặc biệt” từ hậu vệ phòng của đối thủ. Đặc biệt, khác với bóng đá sân cỏ truyền thống, do thi đấu trên sân đấu có kích thước nhỏ nên tiền đạo trong Futsal cũng luôn phải lui về hỗ trợ phòng ngự cho đồng đội.
Thông thường, khi đảm nhận vị trí tiền đạo thường là người có ngoại hình cao lớn, có sức mạnh để chống cự lại sự áp sát của đối thủ, có kỹ năng xử lý bóng khéo léo, và quan trọng hơn cả là khả năng dứt điểm phải cực kỳ chính xác.
III. Những chú ý về các vị trí trên sân futsal
Cũng giống như hầu hết các môn thể thao khác, futsal cũng có những chiến thuật riêng và việc sắp xếp các vị trí trên sân sẽ quyết định đến 80% khả năng giành chiến thắng. Dưới đây là một số lưu ý khi sắp xếp các vị trí ở bộ môn này
1. Phù hợp với khả năng thi đấu
Mỗi vị trí trên sân đều có những yêu cầu riêng, vì thế các vị trí được chọn cần phù hợp với năng lực và sở trường của mỗi cầu thủ. Chẳng hạn, hậu vệ phù hợp với những người chơi bóng rắn, có khả năng phán đoán tốt tình huống hay tiền đạo có khả năng sút bóng và xử lý bóng trong phạm vi hẹp. Chính vì thế, nếu không sắp xếp các vị trí phù hợp sẽ tạo ra hệ thống không hiệu quả.
2. Có chiến thuật cụ thể
Tuỳ vào từng đối thủ và thế trận diễn ra trên sân, mỗi huấn luyện viên sẽ có một chiến thuật riêng, từ đó đưa ra những thay đổi để phù hợp với tình hình.
3. Sử dụng các quyền thay người
Thay người là điều cực kỳ cần thiết trong bóng đá nói chung và futsal nói riêng. Huấn luyện viên sẽ cần có những thay đổi cần thiết nếu diễn biến trận đấu không thuận lợi cho đội nhà. Những vị trí thi đấu không tốt sẽ được thay ra nhằm tạo sự linh hoạt cho lối chơi.
4. Yếu tố tinh thần và thể trạng
Tinh thần và thể trạng là yếu tố rất quan trọng trong khi thi đấu. Những cầu thủ gặp chấn thương hay không có được thể trạng tốt nhất thì không nên cho vào sân hoặc những cầu thủ khi đấu không tốt trước đó, có tinh thần suy giảm cũng nên để dự bị. Về điều này, các huấn luyện viên cần quan sát và đặc biệt quan tâm.
Trong thi đấu futsal, mỗi vị trí đều có một nhiệm vụ riêng và đóng vai trò quan trọng khác nhau. Hy vọng thông qua bài viết trên của Toonies.vn bạn đọc có thể biết thêm nhiều hơn kiến thức về các vị trí trên sân bóng đá 5 người (Futsal) này. Nếu còn thắc mắc thêm các kiến thức về mẹo vặt thì bạn hãy liên hệ TheThao24h.live để biết thêm thông tin chi tiết nhé!