Kế toán thuế giúp duy trì sự hoạt động ổn định và hợp pháp của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu tổng quan công việc của vị trí này trong doanh nghiệp.

Vị trí kế toán thuế là một trong các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, giúp duy trì sự hoạt động ổn định và hợp pháp của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nhiệm vụ và yêu cầu với vị trí kế toán thuế cũng như tổng quan công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp

cong viec cua ke toan thue trong doanh nghiep

Nhiệm vụ của vị trí kế toán thuế trong doanh nghiệp 

Kế toán thuế giúp doanh nghiệp nắm được tình hình hoạt động, phát triển theo các kỳ trong năm thông qua số liệu thực kế của phòng kế toán cung cấp và thực hiện báo cáo thuế cho doanh nghiệp.

Những công việc này giúp cho cơ quan nhà nước nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng như có thể xây dựng chương trình hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế để có sự phát triển phù hợp và quản lý được nghĩa vụ đóng thuế hàng năm của doanh nghiệp. 

Xem thêm: Chứng chỉ đại lý thuế

Tổng quan công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp 

Xác định cơ sở tính thuế

Những công việc kế toán thuế sẽ thực hiện gồm: 

  • Xác định cơ sở tính thuế giá trị gia tăng (thuế VAT).
  • Lập báo cáo tổng hợp về thuế VAT đầu ra của công ty, phân loại theo thuế suất.
  • Lập báo cáo kê khai tổng thuế VAT đầu vào, đầu ra.
  • Hàng tháng, lập báo cáo tổng hợp thuế VAT đầu vào của toàn doanh nghiệp theo đúng tỷ lệ phân bố đầu ra đã được khấu trừ.
  • Đối chiếu, kiểm tra bảng kê khai hồ sơ xuất nhập khẩu (nếu có).
  • Xác định cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nếu doanh nghiệp có liên quan đến nhập khẩu hàng hóa.
  • Kiểm tra thuế xuất hàng hóa, phân loại và làm báo cáo kê khai thuế.
  • Căn cứ vào lương thực tế và quy định của nhà nước về Luật thuế thu nhập cá nhân để xác định cơ sở tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
  • Tính toán, kê khai thuế thu nhập cá nhân.
  • Phối hợp với kế toán tổng hợp để lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm để kiểm soát tài chính nội bộ doanh nghiệp.

cong viec cua ke toan thue trong doanh nghiep

Thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước

  • Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi được yêu cầu hoặc có phát sinh.
  • Theo dõi tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách và việc hoàn thuế của doanh nghiệp.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính theo kỳ kế toán theo pháp luật quy định.
  • Lập kế hoạch về thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp.
  • Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế thu nhập cá nhân cuối năm.
  • Lập kế hoạch, hồ sơ thuế nộp ngân sách và hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.
  • Nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
  • Lập chứng từ báo cáo thuế.
  • Kiểm tra và lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cho cục thuế. 

Một số công việc khác của kế toán thuế

cong viec cua ke toan thue trong doanh nghiep

  • Cập nhật thông tin, chính sách pháp luật về thuế để nắm được cơ sở thực hiện và đối chiếu số liệu báo cáo thuế.
  • Phân loại, sắp xếp hóa đơn, chứng từ có liên quan đến thuế theo trình tự thời gian. 
  • Lưu trữ và bảo quản hóa đơn, chứng từ an toàn, cẩn thận. 
  • Kiểm tra, sắp xếp hóa đơn đầu vào để dễ tìm kiếm và dễ phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp.
  • Đề xuất với cấp trên biện pháp xử lý các vấn đề pháp sinh liên quan đến hóa đơn.
  • Điều chỉnh, hủy hóa đơn (trong trường hợp cần thiết) để đảm bảo tính hợp lệ khi kê khai.
  • Lập báo cáo liên quan đến nghiệp vụ khi được cấp trên hoặc cơ quan thuế yêu cầu.
  • Đưa ra đánh giá khi có sự chênh lệch giữa báo cáo thuế của doanh nghiệp và  số thuế phải quyết đoán với Nhà nước.
  • Xin phê duyệt từ cấp trên để cung cấp số liệu liên quan đến nghiệp vụ do bản thân phụ trách.
  • Theo dõi, cập nhật và thiết lập giấy báo công nợ của những đơn vị cơ sở.
  • Kiểm tra, đối chiếu về biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi phát sinh.
  • Lập hồ sơ về ưu đãi với dự án đầu tư mới và đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
  • Theo dõi, cập nhật tình hình giao nhận hóa đơn của đơn vị cơ sở, cụ thể là mở sổ giao và ký nhận. 

Yêu cầu với vị trí nhân viên kế toán thuế

cong viec cua ke toan thue trong doanh nghiep

  • Năng lực chuyên môn cao

Với những vị trí quan trọng như kế toán thuế, nhà tuyển dụng luôn mong muốn lựa chọn được ứng viên có năng lực chuyên môn cao và phù với vị trí công việc. 

  • Tích lũy chứng chỉ chuyên ngành  

Đối với vị trí nhân viên kế toán thuế, bạn cần có chứng chỉ chuyên ngành. Hiện nay, có 2 loại chứng chỉ của vị trí kế toán thuế đó là CPA và EA. 

  • Thành thạo tin học văn phòng

Kế toán thuế thường xuyên phải kiểm tra số liệu, đối chiếu hóa đơn, lập báo cáo, kê khai thuế… Do đó, việc thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm chuyên về kế toán sẽ giúp bạn thực hiện công việc dễ dàng và thuận lợi hơn. 

  • Có trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)

Đôi khi kế toán thuế cần đọc tài liệu, báo cáo bằng tiếng Anh cũng như được yêu cầu viết báo tài chính kế toán bằng tiếng Anh. Do vậy, bạn nên trau dồi tiếng Anh của mình để thuận tiện trong quá trình làm việc. 

  • Khả năng tư duy, phân tích tốt

Khả năng này giúp người kế toán thuế có thể giải giải quyết những phép tính, bảng biểu phức tạp cũng như xử lý những hóa đơn không hợp lý và đưa ra đánh giá khi có sự chênh lệch trong báo cáo thuế. 

  • Khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo

Vị trí kế toán thuế cần nhiều sự hỗ trợ từ các bộ phận khác, việc ứng xử khéo léo sẽ giúp bạn dễ hòa đồng với mọi người, tạo được thiện cảm và hợp tác tốt hơn với đồng nghiệp.

  • Có kỹ năng quản lý thời gian

Việc làm này sẽ giúp người kế toán thuế hoàn thành được khối lượng công việc lớn trong đúng thời gian yêu cầu, đảm bảo cân bằng giữa công việc và đời sống.

  • Chịu được áp lực công việc cao

Kế toán thuế sẽ phải hoàn thành các công việc tổng kết thu – chi, tính toán lương cho nhân viên… vào cuối tháng nhanh chóng để kịp tiến độ nên đòi hỏi bạn cần có một tinh thần, sức khỏe tốt để có thể chịu được áp lực cao trong công việc.

  • Làm việc có nguyên tắc, trách nhiệm

Công việc này đòi hỏi bạn phải có nguyên tắc làm việc nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm cao vì bạn sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn, sai sót khi xử lý các số liệu cũng như khi lập báo cáo gửi lên các cơ quan thuế. 

  • Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ

Bạn cần thật cẩn thận, tránh sai sót, nhầm lẫn khi thực hiện báo cáo thuế, kê khai thuế. Bởi vì đây không chỉ là công việc liên quan đến con số, nó còn ảnh hưởng đến sự hoạt động ổn định và duy trì lâu dài của doanh nghiệp. 

Như vậy, Học viện TACA đã cung cấp những thông tin về công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu hơn về những việc mà kế toán thuế phải làm.